Dạ dày trào ngược là một trong những bệnh lý phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những bệnh lý dạ dày nghiêm trọng khó chữa trị dứt điểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh trào ngược dạ dày, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Tổng quan về bệnh dạ dày trào ngược
Dạ dày trào ngược là gì?
Dạ dày trào ngược hay trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – GERD) là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Đây có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường mỗi khi ăn no. Nhưng nó có thể là bệnh lý nếu xuất hiện thường xuyên từ 2 – 3 lần mỗi ngày, thậm chí là nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương thực quản, dạ dày, gây ra những triệu chứng nguy hiểm, ảnh tới thực quản, vòm họng,…
Dấu hiệu bệnh dạ dày trào ngược
Theo trang chia sẻ kiến thức về chăm sóc sức khỏe uy tín: người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, kèm theo cảm giác nóng rát từ thượng vị tới xương ức và lan lên vùng cổ.
- Buồn nôn và nôn, đặc biệt vào ban đêm khi ở tư thế nằm, hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh hơn.
- Đau tức vùng thượng vị (khu bụng giữa xương ức và rốn), kèm theo là cơn đau thắt ở vùng ngực, cánh tay và lan ra sau lưng.
- Trào ngược nhiều khiến thực quản bị phù nề, sưng tấy, gây cảm giác khó nuốt và vướng víu ở cổ.
- Ho và khàn giọng do dây thanh quản bị phù nề, khó nói, dạ dày trào ngược lâu ngày gây ho do dịch chảy xuống thanh phế quản, gây viêm họng.
- Miệng tiết nhiều nước bọt hơn do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn để trung hòa bớt lượng acid.
Nguyên nhân khiến dạ dày trào ngược
Một số nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày thực quản như:
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh như: aspirin, ibuprofen, holecystokinine, thuốc ổn định huyết áp,…
- Lạm dụng các chất kích thích như: thuốc lá, cà phê, bia, rượu, các loại gia vị chua cay, dưa muối,…
- Thói quen ăn uống không điều độ, để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
- Căng thẳng, lo âu, stress kéo dài,…
- Các bệnh lý về dạ dày như: viêm dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, hẹp hang vị dạ dày, ung thư dạ dày,…
- Một số nguyên nhân gây dạ dày trào ngược khác như: thừa cân, béo phì, mang thai,…
Dạ dày trào ngược có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày xuất hiện khi dạ dày tiết ra một lượng lớn acid mạnh, acid hydrochloric HCI khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ăn mòn, phù nề, viêm nhiễm, bị xơ sẹo, dính, nặng hơn có thể gây ung thư. Đặc biệt, trào ngược dạ dày còn trực tiếp gây ra các biến chứng như:
- Viêm loét thực quản, gây đau đớn, khó nuốt, chảy máu.
- Hẹp hoặc để lại sẹo ở thực quản do tổn thương liền lại để lại vết sẹo, gây cản trở, tắc nghẽn lưu chuyển thức ăn.
- Bệnh thực quản barrett – mô vảy ở đoạn dưới thực quản, biến đổi thành dạng cột với tế bào giống ở ruột, được gọi là dị sản ruột. Quá trình này xuất hiện do tổn thương liên tục phần lớp lót thực quản.
- Ung thư thực quản: 2 trường hợp ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Cách điều trị bệnh dạ dày trào ngược
Cách tốt nhất để điều trị bệnh dạ dày trào ngược đó là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt và rèn luyện hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu trường hợp trào ngược dạ dày thực quản lâu, đã ở mức độ nặng, người bệnh cần thực hiện điều trị với các thủ thuật theo phác đồ của bác sĩ.
Lời khuyên: Để tránh những biến chứng nguy hiểm, ngay khi có những triệu chứng ợ hơi ợ chua nhiều lần, đau tức khó thở, đau cánh tay,… người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và sử dụng các loại thuốc tráng dạ dày hiệu quả nhất.