Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Giải pháp chữa bệnh

Đau dạ dày khi mang thai là một vấn đề được quan tâm. Bệnh không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có thể tác động không tốt tới thai nhi. Mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về bệnh dạ dày khi mang thai để tránh những rủi ro không tốt nhé.

Dấu hiệu dự báo mẹ bầu đau dạ dày khi mang thai

Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người già, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Thực tế, giai đoạn mang thai lại chính là giai đoạn tâm sinh  lý thay đổi, dễ phát sinh nhiều vấn đề về nóng trong, thận, bệnh trĩ, bệnh về tiêu  hóa trong đó có đau dạ dày,…

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có thể dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng nghén khi mang thai phổ biến như: buồn nôn, đi ngoài, mệt mỏi, chán ăn,… Tuy nhiên, các dấu hiệu ốm nghén khi mang thai thường chỉ xuất hiện vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần sau thời gian ngắn. Còn bệnh đau dạ dày có thể tiến triển nặng hơn nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

dau-da-day-khi-mang-thai
Triệu chứng nhận biết bệnh đau dạ dày khi mang thai

Một số dấu hiệu dự báo bệnh đau dạ dày khi mang thai như:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
  • Gai cổ họng, khó chịu, dễ bị viêm họng
  • Chán ăn, kém ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau kèm nóng rát vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc khi bụng đói.
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Đi ngoài lỏng, lúc lỏng lúc táo,…

Bệnh đau dạ dày nặng có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: nôn kèm máu, đi ngoài ra máu, sụt cân bất thường,…

Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai

Thông thường, đau dạ dày thường do nhiễm khuẩn HP, hút nhiều thuốc lá, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, lạm dụng thuốc kháng sinh,… Nhưng với phụ nữ mang thai, đau dạ dày có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Mang thai khiến áp lực ổ bụng tăng gây chèn ép dạ dày thực quản.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp (bổ sung nhiều thuốc bổ thai, an thai, các thực phẩm ốm nghén như đồ chua, ngọt,…)
  • Lo âu, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Ngoài ra, đau dạ dày khi mang thai có thể do hít phải khói thuốc lá, nhiễm khuẩn HP,…

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Mặc dù đau dạ dày không đe dọa nhiều tới tính mạng, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể tạo tác động xấu ảnh hưởng sức khỏe, tâm sinh lý mẹ bầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

dau-da-day-khi-mang-thai-2
Đau dạ dày khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
  • Đau dạ dày khi mang thai khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, suy dinh dưỡng,suy nhược cơ thể, sụt cân. Nếu đau dạ dày do viêm loét, xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 
  • Sinh non, nhẹ cân do sức khỏe mẹ bầu không được đảm bảo.
  • Chảy máu tiêu hóa do viêm loét dạ dày phát triển tác động làm vỡ tĩnh mạch. Biến chứng này nếu không được xử lý nhanh, gây mất máu có thể ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai nhi.

Bởi vậy, mẹ bầu khi mang thai cần quan tâm để ý và sức khỏe bản thân để tránh những rủi ro không đáng có.

Đau dạ dày khi mang thai cần làm gì?

Với những trường hợp đau dạ dày bình thường, người bệnh sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ đề nghị dùng thuốc đặc trị đau dạ dày để giảm các triệu chứng, ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Nhưng với phụ nữ mang thai, bệnh nhân không nên dùng thuốc mà nên sử dụng các biện pháp tự nhiên như:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Nên ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa
  • Bổ sung thực phẩm trung hòa dịch vị acid bảo vệ dạ dày như: ngũ cốc, các loại củ, rau xanh, trái cây,…
  • Tránh đồ ăn, đồ uống dễ gây kích thích dạ dày: đồ chiên dầu mỡ, đồ chua cay, đồ ngọt,…

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên

Với trường hợp bệnh đau dạ dày khi mang thai, người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để giảm các triệu chứng bệnh, cơn đau dạ dày an toàn.

Một số mẹo trị đau dạ dày tự nhiên tại nhà như:

  • Nghệ & mật ong
  • Dùng nha đam đường phèn
  • Trà bạc hà

Đau dạ dày khi mang thai nên thay đổi lối sống khoa học

  • Xây dựng chế độ ngủ nghỉ, ăn uống lành mạnh.
  • Mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho quá trình sinh con như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,…
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc trị đau dạ dày khi mang thai nếu không có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh ngồi gần người hút thuốc lá.

Để có giải pháp xử lý bệnh đau dạ dày khi mang thai tốt nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp nhất nhé.

5 (100%) 1 vote