Vi khuẩn Clostridium Difficile hay còn có tên gọi khác là vi khuẩn C-Difficile, C.diff. Vi khuẩn Clostridium Difficile gây bệnh về đường ruột như bệnh viêm ruột, tiêu chảy, phình đại tràng, viêm phúc mạc. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể các thông tin về vi khuẩn này.
Contents
Tổng quan về vi khuẩn Clostridium Difficile
Vi khuẩn Clostridium Difficile là một loại trực khuẩn gram dương, kỵ khí và sinh nha bào. Vi khuẩn này tồn tại nhiều trong hệ tiêu hóa của người, động vật và trong đất.
Vi khuẩn Clostridium Difficile gây bệnh gì?
Theo các nghiên cứu khoa học, vi khuẩn Clostridium Difficile có thể gây ra các bệnh lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chúng ta như:
- Tiêu chảy: Khi bị nhiễm khuẩn Clostridium Difficile, nó sẽ gây tiêu chảy, mất nước, làm tụt huyết áp, suy giảm chức năng thận.
- Phình đại tràng: Khi nhiễm vi khuẩn này, đại tràng sẽ không thể đào thải phân ra bên ngoài môi trường, từ dó làm ứ đọng phân, khiến cho đại tràng bị phình to và có nguy cơ vỡ đại tràng. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
- Thủng ruột: Vi khuẩn Clostridium Difficile sẽ xâm nhập vào đường ruột, bào mòn niêm mạc đường ruột, gây ra bệnh dạ dày trào ngược thực quản và làm thủng ruột. lúc này, vi khuẩn Clostridium Difficile sẽ thoát ra khỏi đại tràng, gây nhiễm trùng ruột cấp, từ đó dẫn đến viêm phúc mạc.
- Ngoài ra, nhiễm Clostridium Difficile gây bệnh khác như bệnh uốn ván, ngộ độc.
Triệu chứng nhiễm khuẩn Clostridium Difficile
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, những người bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile thường có các triệu chứng như:
- Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần (khoảng 10 lần trở lên/ ngày): Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Khi đi ngoài, phân của bệnh nhân sẽ rất nặng mùi. Khi nhiễm trùng nặng, phân thường có máu và mủ. Đặc biệt, khi điều trị bằng kháng sinh trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bị tiêu chảy liên tục.
- Ngoài triệu chứng trên, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng buồn nôn, sốt, chán ăn, mất nước, tim đập nhanh, bồn chồn, đau thắt bụng theo từng cơn.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn Clostridium Difficile
Theo các tài liệu y khoa, bất cứ đối tượng nào cũng có thể nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao bị vi khuẩn Clostridium Difficile gây bệnh là:
- Người già: Người già thường có hệ tiêu hóa và sức đề kháng kém nên thường có nguy cơ nhiễm khuẩn Clostridium Difficile cao nhất.
- Những người mắc các bệnh liên quan đến đường ruột: Thông thường, những người mắc bệnh viêm ruột hoặc có các khối u đại tràng ác tính là những người hay có nguy cơ nhiễm khuẩn Clostridium Difficile
Cách chẩn đoán nhiễm khuẩn Clostridium Difficile
Sau khi được khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiến hành thực hiện các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán khả năng nhiễm khuẩn Clostridium Difficile:
- Xét nghiệm Enzyme Immunoassay.
- Xét nghiệm Polymerase Chain Reaction
- Xét nghiệm GDH/EIA.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm phân.
Bên cạnh những phương pháp trên, khi thấy các dấu hiệu bất thường liên quan đến đường ruột, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các thủ thuật khác như chụp cắt lớp vi tính, chụp X quang, nội soi đường ruột.
Cách điều trị và phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile
Cách điều trị vi khuẩn Clostridium Difficile
Khi bị vi khuẩn Clostridium Difficile gây bệnh, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh vancomycin, metronidazole. Các loại thuốc này sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Clostridium Difficile, ngăn ngừa tiêu chảy, viêm dạ dày mạn tính, tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.
Sau 2 – 3 ngày được dùng kháng sinh, bạn sẽ được truyền dịch Oresol hoặc dùng men vi sinh, phẫu thuật loại bỏ phần đường ruột bị viêm nhiễm nặng.
Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để không bị vi khuẩn Clostridium Difficile gây bệnh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn Clostridium Difficile nhờ việc thực hiện nguyên tắc sau:
- Rửa tay với xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm.
- Uống nhiều nước để tăng điện giải cho đường ruột, ăn nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Ăn thực phẩm giàu tinh bột để ngăn ngừa tiêu chảy.
Như vậy, việc viêm nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile sẽ gây ra nhiều vấn đề về đường ruột nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, khi thấy các triệu chứng viêm nhiễm, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.